Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA DỊ ỨNG

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA DỊ ỨNG
BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA
Điều trị viêm da cơ địa dị ứngHiện nay do thời tiết nóng bức nên tôi hay bị nổi những nốt sẩn đỏ khắp ngươi.Trước đây tôi có đi khám thì được bác sỹ chẩn đoán là bị viêm da cơ địa dị ứng . Tôi muốn các bác sỹ cho tôi biết cách điều trị và cách phòng chống . xin hỏi có loại thuốc nào bôi để giảm ngứa không? Xin cảm ơn! (duc nguyen)
Trả lời:
Bệnh viêm da cơ địa còn gọi là chàm cơ địa hay chàm thể tạng là bệnh da mạn tính. Bệnh hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng, hay bị những bệnh như hen, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng. 
Nguyên nhân của sự gia tăng các bệnh viêm da cơ địa dị ứng là do thời tiết khí hậu nóng ẩm khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn gây nên sự thay đổi cơ địa ở mỗi người. Một số vùng da phải tiếp xúc với kim loại như dây lưng, đồng hồ, các đồ trang sức... rất dễ bị nổi mụn và gây ngứa.
Triệu chứng của bệnh biểu hiện rất khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn diễn biến. Tổn thương da cấp tính hay gặp ở trẻ em, biểu hiện rõ nhất là những đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề.
Giai đoạn này thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng. 
Giai đoạn mãn tính thường biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Vị trí phân phối của tổn thương da phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ bệnh.
Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu, mặt và các chi. Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi, viêm da cơ địa ở người lớn thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.
Để chữa bệnh nhanh cần phải xác định nguyên nhân để tránh tiếp xúc với những nguyên nhân gây bệnh.
Những loại thức ăn làm nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn của người bệnh, ở trẻ em cần lưu ý có các thức ăn thay thế để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
Trong trường hợp bụi nhà là thủ phạm cần khuyên người bệnh lau rửa giường, thay ga đệm hằng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà... Tránh các sang chấn tình cảm ảnh hưởng đến viêm da cơ địa. Không giống như trong hen phế quản và viêm mũi dị ứng, các biện pháp điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu không có hiệu quả với viêm da cơ địa. 
Glucocorticoid: bôi tại chỗ thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp. Sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc hai lần mỗi tuần tại nơi tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Tác dụng phụ của glucocorticoid bôi tại chỗ tùy thuộc vào cường độ tác dụng và thời gian sử dụng thuốc, thường gặp nhất là rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da... Những loại glucocorticoid có tác dụng mạnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không được dùng ở mặt và những vùng da mỏng.
Chiếu tia cực tím tại chỗ: được sử dụng trong những trường hợp nặng và không đáp ứng với các điều trị bằng thuốc. Tác dụng phụ hay gặp là nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố.
Thuốc kháng histamin: chủ yếu được dùng với mục đích giảm ngứa. Do ngứa thường tăng lên về đêm nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào tối trước khi đi ngủ. 
Ngoài ra, có thể dùng thuốc Glucocorticoid đường uống hoặc tiêm. Với loại thuốc này, dù cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng nhưng ít khi được sử dụng do bệnh thường tái phát mạnh hơn sau khi ngưng thuốc. Trong những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các điều trị tại chỗ, có thể dùng một đợt glucocorticoid đường uống ngắn ngày nhưng phải lưu ý giảm dần liều trước khi cắt.
Bạn đã đi khám và đã được chẩn đoán bệnh, vì vậy bạn nên kiên trì điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, hoặc bạn có thể đi khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương để được tư vấn điều trị cụ thể hơn!
Viêm da dị ứng là biểu hiện tổn thương da của một dạng dị ứng. Bệnh có đặc trưng bởi bệnh sử gia đình bị hen, viêm da ở trên 70% trường hợp. Tỷ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng đang tăng lên trên khắp thế giới, chẳng hạn tỷ lệ mắc bệnh ở học sinh Na Uy lên đến 23%.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm da dị ứng như: Di truyền, khi cả cha và mẹ đều bị viêm da dị ứng thì trên 80% các con đều có biểu hiện bệnh; nếu chỉ có cha hoặc mẹ bị bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh của các con là hơn 50%. Một số gen, trong đó có gen mã hóa IgE, là thụ thể IgE ái lực cao, men trytase dưỡng bào và interleukin (IL) 4 được xem là có liên quan đến bệnh viêm da dị ứng. Bệnh nhân có thể có biểu hiện bất thường về điều hòa miễn dịch, gồm có tăng tổng hợp IgE, tăng IgE đặc hiệu với các yếu tố như: thức ăn, dị ứng nguyên không khí, vi khuẩn...; tăng biểu hiện thụ thể IgE ái lực thấp trên bạch cầu đơn nhân to và tế bào B; suy giảm phản ứng quá mẫn cảm kiểu chậm; tăng đáp ứng cytokin loại II và giảm đáp ứng cytokin loại I.
Viêm da dị ứng còn hay gặp do các bệnh: Viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích thích, bệnh tổ đỉa, chàm hình đồng xu, lichen đơn mạn tính, chàm không tiết nhờn, viêm da tiết bã nhờn.
Các tổn thương gồm có nốt sần, vết giống ban đỏ và mụn nước, mụn nước có thể kết tụ lại tạo thành mảng; nhiều tổn thương do nhiễm khuẩn và trầy da, thể hiện thành rỉ nước và đóng vảy. Trên 50% bệnh nhân viêm da dị ứng có biểu hiện trong vòng một năm đầu sau khi sinh và 80% có biểu hiện bệnh cho đến 5 tuổi; trong đó khoảng 80% số bệnh nhân về sau có biểu hiện mắc thêm các bệnh viêm mũi dị ứng hoặc hen. Ở trẻ sơ sinh có thể bệnh đặc trưng là vết đốm viêm rỉ nước và màng đóng vảy xuất hiện trên mặt, cổ và bẹn. Trong khi ở trẻ em và thiếu niên, thể bệnh lại hay gặp là viêm da nếp gấp, nhất là ở các hố trước xương trụ và hố khoeo. Bệnh viêm da dị ứng có thể tự nhiên ở người lớn, nhưng ở trẻ em bị viêm da trên 50% có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Người lớn mắc viêm da dị ứng thường có tổn thương khu trú, biểu hiện dưới dạng chàm bàn tay hoặc lichen đơn mạn tính.
Ngứa là một triệu chứng nổi bật của viêm da dị ứng và do gãi gây ra nhiều tổn thương thứ phát khác trên vùng da bị bệnh. Các dấu hiệu khác của viêm da dị ứng là: xanh tím quanh miệng, xuất hiện thêm một nếp gấp nữa dưới mí mắt dưới (đường Dennie), tăng số chỉ tay, tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn da, nhất là khi bị nhiễm Staphylococcus aureus. Bệnh nhân bị viêm da dị ứng thường có da khô và ngứa, một số trường hợp tăng IgE huyết thanh.
Bệnh lý miễn dịch cho thấy tế bài T trợ giúp trí nhớ hoạt hóa, biểu hiện của kháng nguyên tế bào lympho da, là phối tử của phân tử bám dính tế bào nội mô chịu cảm ứng E-selectin. Trong viêm da dị ứng, tổn thương da cho thấy có tế bào Langerhans CD 1a+ dương tính mang IgE. Người ta cho rằng những tế bào này có liên quan với bệnh sinh viêm da dị ứng, qua khả năng điều tiết đáp ứng quá mẫn cảm với các dị ứng nguyên của môi trường sống.
Để chẩn đoán bệnh thường dựa vào các tiêu chí như sau: ngứa và gãi; bệnh tiến triển nặng rồi thuyên giảm; tổn thương có đặc trưng của viêm da dạng chàm; bệnh sử có dị ứng cá nhân hoặc gia đình như hen, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn hoặc chàm; diễn biến bệnh kéo dài hơn 6 tuần.
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm da dị ứng là tránh các kích thích da, sử dụng hợp lý, đúng chỉ định các chất glucocorticoid tại chỗ có tác dụng thấp hoặc tác dụng vừa, và điều trị nhanh chóng tổn thương da nhiễm khuẩn thứ phát. Cần hướng dẫn bệnh nhân tắm bằng nước ấm, không phải nước nóng, tránh dùng hay hạn chế dùng xà phòng. Ngay sau khi tắm, lúc da hãy còn ướt, nên bôi thuốc glucocorticoid trên da dạng kem hoặc dạng thuốc mỡ có tác dụng nhẹ hoặc tác dụng vừa. Chú ý không nên dùng các glucocorticoid tại chỗ có flo hóa ở vùng da mặt và các chỗ da trầy.
Trường hợp tổn thương da có mày và rỉ nước, nên điều trị bằng kháng sinh toàn thân có tác dụng chống S.aureus, vì nhiễm khuẩn thường làm cho chàm nặng thêm. Nên dùng kháng sinh pencillin loại kháng pencillinase hoặc cephalosporin vì tỷ lệ vi khuẩn kháng macrolid khá cao. Nếu dùng dicloxacillin hoặc cephalexin theo liều 250mg x 4lần/ngày, trong 7-10 ngày, thường đủ để làm giảm sự tạo khóm nặng. Có thể dùng thuốc kháng khuẩn có chứa triclosan và mupirocin rửa mũi cách quãng để điều trị dự phòng.
Điều trị triệu chứng ngứa là rất quan trọng vì viêm da dị ứng thường có ngứa nổi ban. Những loại thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị ngứa, nhưng tác dụng làm dịu lại hạn chế. Vì vậy chỉ nên sử dụng các chất kháng histamin mà có tác dụng làm dịu da.
Trong điều trị cần hạn chế dùng glucocorticoid toàn thân, trừ trường hợp bệnh nặng không đáp ứng với liệu pháp dùng tại chỗ. Lưu ý rằng với bệnh nhân viêm da dị ứng mạn tính, sử dụng glucocorticoid toàn thân thường chỉ làm sạch da trong thời gian ngắn và khi ngưng thuốc, viêm da sẽ tái phát, có khi nặng hơn, vì vậy việc dùng thuốc này cần hạn chế.
Hiện tượng da ngứa, đóng vảy và bong tróc ở một khu vực nào đó trên da khá thường gặp ở trẻ em. Rất nhiều bà mẹ băn khoăn không biết con mình có các biểu hiện như vậy có phải là bị viêm da do cơ địa?
Viêm da trên cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng rải rác) là một bệnh mạn tính về da, trong đó có hiện tượng viêm da. Biểu hiện thường thấy nhất là: da trở nên ngứa và viêm dữ dội (đỏ, sưng, rạn nứt, rỉ nước, đóng và bong tróc vảy).
Trong hầu hết trường hợp thì bệnh có những giai đoạn nặng lên được gọi là đợt kịch phát, tiếp sau đó là giai đoạn thuyên giảm, trong đó tình trạng da được cải thiện hoặc lành lặn hoàn toàn.
Nhiều trẻ mắc bệnh viêm da dị ứng rải rác lui bệnh hoàn toàn khi lớn mặc dù da vẫn còn khô và dễ bị kích thích. Đối với những người có cơ địa dị ứng di truyền này thì yếu tố môi trường có thể làm khởi phát các triệu chứng của viêm da dị ứng rải rác vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời.
Thật đáng tiếc là bệnh viêm da dị ứng rải rác hầu hết xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và có thể diễn tiến đến lúc trưởng thành (60%).
Bệnh hiếm khi khởi phát sau 30 tuổi và nếu có thì thường là sau khi da tiếp xúc với những điều kiện khắc nghiệt. Đối với những người dân sống ở đô thị và những vùng khí hậu có độ ẩm thấp thì nguy cơ mắc phải viêm da dị ứng rải rác dường như cao hơn.
Viêm da dị ứng rải rác rất hay gặp và thường hay xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em và xuất độ giảm rõ rệt theo tuổi. Ước tính có khoảng 65% bệnh nhân bị bệnh vào năm đầu tiên của cuộc đời và nếu tính các trường hợp mắc bệnh trước 5 tuổi thì chiếm khoảng 90%.
Câu trả lời là Không. Viêm da dị ứng rải rác hoàn toàn không lây nhiễm nghĩa là nó không thể truyền từ người này sang người khác. Do đó không có gì phải e ngại khi sống gần ai đó đang trãi qua thời kỳ hoạt động của viêm da dị ứng rải rác.
Nguyên nhân của viêm da dị ứng cơ địa?
Nguyên nhân vẫn chưa được rõ, nhưng có lẽ là do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường. Các bằng chứng đã gợi ý rằng bệnh hay đi cùng nhóm bệnh có cơ địa dị ứng như bệnh sốt mùa hè và hen vốn rất hay xuất hiện ở những người viêm da dị ứng rải rác.
Trước đây, người ta nghĩ rằng viêm da dị ứng rải rác là do rối loạn cảm xúc. Ngày nay thì chúng ta biết rằng những yếu tố xúc cảm như stress chỉ thúc đẩy chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh.
Các triệu chứng thay đổi tùy người. Triệu chứng hay gặp nhất là da khô, ngứa, nứt nẻ vùng da sau tai và nổi ban ở hai má, tay và chân. Ngứa là yếu tố quan trọng trong viêm da dị ứng rải rác khiến người bệnh gãi, chà xát do đó làm nặng thêm tình trạng viêm da.
Người bệnh rất nhạy cảm với ngứa và thúc đẩy nhu cầu gãi lâu hơn từ đó đi vào một tình trạng gọi là chu kỳ “ngứa-gãi”..
Một vài người do hệ miễn dịch bị hoạt hoá quá mạnh nên da vùng đó bị đỏ, đóng vảy; một số khác do gãi và chà xát nhiều nên da trở nên dày, dai. Hiện tượng này được gọi là “liken hoá” hay là “hằn cổ trâu”.
Một số khác thì xuất hiện những nốt sần hay những vết sưng nhỏ trên da. Khi gãi những nốt sần này, chúng có thể vỡ ra, đóng vảy và nhiễm trùng.
Rất tiếc là không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị lành vùng da, phòng tái phát…
Để phòng ngừa tái phát, trẻ cần được tắm nước ấm trong thời gian ngắn; móng tay cắt ngắn (để hạn chế xước da khi gãi), mặc quần áo bằng vải cotton mềm; giữ mát cho trẻ; tránh nhiệt độ phòng quá nóng; nhận biết nhiễm trùng da và điều trị ngay lập tức; cố gắng lôi cuốn trẻ vào các hoạt động nhiều để quên ngứa.
Nỗi ám ảnh của những người bị viêm da cơ địa là thường xuyên bị tái phát triệu chứng. BS Nguyễn Thành - Trưởng Khoa khám bệnh, Viện Da liễu TƯ đưa ra những lời khuyên để phòng ngừa tốt nhất nguy cơ tái phát viêm da cơ địa.
Hạn chế tiếp xúc hoá chất
Trong các bệnh viêm da cơ địa, mề đay là thể hay gặp nhất với biểu hiện mề đay cấp, mề đay mạn. Ngoài ra, viêm da cơ địa còn biểu hiện ở các dạng mẩn ngứa, bong da lòng bàn tay, chân do cơ thể phản ứng với các chất tẩy rửa, kể cả xà phòng, dầu gội đầu.
Khi bị tái phát bệnh không chỉ gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh mà trong nhiều trường hợp còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, khi đã điều trị khỏi bệnh, cần hạn chế tối đa tiếp xúc với hoá chất như xà phòng, dầu gội, nước rửa bát… bằng cách đeo găng tay khi giặt xà phòng, rửa bát; dùng các loại sữa tắm trung tính, ít độ tẩy; Dùng các loại bồ kết, lá bưởi… để gội đầu thay cho dầu gội.
Thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm
Những người hay bị bệnh dị ứng, không chỉ bị các bệnh viêm da mà còn bị các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, nhức nửa đầu… nên rất dễ bị dị ứng mỹ phẩm (kể cả nước hoa). Do vậy, để phòng tái phát bệnh, không nên sử dụng mỹ phẩm bừa bãi, tùy tiện. Chỉ nên sử dụng các loại mỹ phẩm đã quen thuộc.
Khi muốn dùng một loại mỹ phẩm mới, trước hết cần thử bôi một lượng mỹ phẩm rất ít ở một vùng da nhỏ, ít ảnh hưởng như vùng trong cánh tay và để trong vài tiếng. Nếu không thấy có hiện tượng mẩn đỏ, ngứa da… thì mới thử ở vùng da rộng hơn, rồi mới quyết định có sử dụng loại mỹ phẩm đó không.
“Đối phó” với thời tiết
Theo BS Nguyễn Thành, nhiều bệnh nhân viêm da cơ địa là do cơ thể phản ứng với các yếu các yếu tố thời tiết. Đây là lý do khiến mỗi người bị viêm da ở những thời điểm khác nhau.
“Đối phó” với các dị nguyên thời tiết rất khó khăn nhưng nếu chú ý, người bệnh vẫn có thể phòng ngừa. Như khi bị dị ứng với gió lạnh, phấn hoa thìnhất thiết phải đeo kính mắt, dùng khẩu trang rộng, ấm để đảm bảo da không phải tiếp xúc nhiều với các dị nguyên này.
BS Thành khẳng định, viêm da cơ địa là một thể gần giống với bệnh hen, luôn phát theo mùa, do vậy, cách phòng bệnh này tốt nhất là tránh các dị nguyên gây dị ứng.
Thận trọng với món ăn lạ
Nhiều người khi ăn đồ hải sản, đồ tanh… lập tức có hiện tượng nổi mẩn đỏ khắp người. Đây là một thể viêm da cơ địa do dị ứng với thức ăn.
Do vậy, những người có tiền sử viêm da cơ địa cần thận trọng với các thức ăn lạ, thức ăn có chất tanh. Ngoài ra cần hạn chế dùng các chất đường, mỡ, chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê… Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nên chú ý ăn nhiều rau xanh, các loại đậu, quả tươi… 

ĐỌC THÊM
NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN ĐẶC TRỊ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA 

2 nhận xét:

  1. Các bạn thân mến! Bệnh VẨY NẾN, Á SỪNG, ECZEMA(CHÀM), TỔ ĐỈA là bệnh viêm da mạn tính, bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của người bệnh.
    Hiện nay , hầu hết các thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh mà không trị dứt điểm được bệnh.
    Mình đang có thuốc YHDT có thể điều trị dứt điểm tận gốc các bệnh trên, không để tái phát. Thuốc chỉ bôi ngoài da.
    Viện 103 - Hà Đông - Hà Nội, 0977.303.223.

    Trả lờiXóa